Chế độ Hoàng_thái_hậu

Tấn tôn

Khi sách phong cho một Hoàng thái hậu, đó gọi là 「Tấn tôn; 晉尊」, có Sách bảo (册宝) do chính Hoàng đế dẫn đầu bá quan văn võ đến dâng tiến trong đại lễ tấn tôn. Quy định về tấn tôn Hoàng thái hậu cũng là một trong những đại lễ lớn nhất trong bất kì sách điển của bất kì triều đại theo hướng Đông Á nào (thời Hậu LêLịch triều hiến chương loại chí, thời nhà NguyễnKhâm định Đại Nam hội điển sự lệ), cộng thêm quan niệm tôn trọng chữ hiếu ở các quốc gia Hán quyển Đông Á, cho nên có thể nói đây là một trong những sự kiện lớn của một triều đại.

Qua các triều đại, có rất nhiều trường hợp tôn vị Hoàng thái hậu. Tuy nhiên thông thường đều chia ra các quy định chính:

  • Hoàng đế là Đích xuất: tức là Hoàng đế kế nhiệm có mẹ đẻ vốn là Hoàng hậu.
Vào lúc này, nếu mẹ của Hoàng đế còn sống thì tôn làm Hoàng thái hậu, nếu không còn thì tôn người mẹ kế - Hoàng hậu kế tiếp của Hoàng khảo Tiên đế - làm Hoàng thái hậu. Một số phi tần từng nhận phủ dưỡng Hoàng đế được tôn Hoàng thái phi hoặc thậm chí là Hoàng thái hậu (như trường hợp Dương Thục phi nhà Tống, hay Khang Từ Hoàng thái hậu nhà Thanh).
  • Hoàng đế là Thứ xuất: tức là Hoàng đế kế nhiệm có mẹ chỉ là phi tần mà không phải Hoàng hậu.
Vào lúc này, Hoàng đế sẽ tấn tôn mẹ đẻ làm Hoàng thái phi, còn mẹ đích làm Hoàng thái hậu. Nếu mẹ đích đã qua đời, thì vị mẹ đẻ đó mới có thể trở thành Hoàng thái hậu (như Tiêu Thái hậu, Vương Thái hậuTrịnh Thái hậu nhà Đường; Linh Nhân Thái hậu nhà Lý). Về sau, nhà Minhnhà Thanh quy định rõ hơn: mẹ đẻ có thể tôn luôn làm Hoàng thái hậu nhưng có những quy chế về tôn xưng huy hiệu để phân biệt với Đích Thái hậu và Đế mẫu. Theo đó, nhà Minh ban đầu quy định chỉ có Đích Thái hậu mới có tôn hiệu (giữa Thượng Thánh Tôn Thái hậuNgô Thái hậu thời Minh Đại Tông), về sau chỉ đơn giản là tôn hiệu khác biệt (giữa Nhân Thánh Trần Thái hậuTừ Thánh Lý Thái hậu thời Minh Thần Tông). Nhà Thanh ban đầu cũng như vậy mà noi theo, tấn tôn Đích mẫu là Nhân Hiến Hoàng thái hậu và Đế mẫu là Từ Hòa Hoàng thái hậu. Sau đó dưới thời Từ An Hoàng thái hậuTừ Hi Hoàng thái hậu mới lập nên Mẫu hậu Hoàng thái hậu và Thánh mẫu Hoàng thái hậu đặc thù.Trường hợp đồng tôn như thế này từng xảy ra cuối thời nhà Nguyễn, giữa Phụ Thiên Thuần hoàng hậuHựu Thiên Thuần hoàng hậu thời Khải Định, nhưng vốn Phụ Thiên Thuần hoàng hậu là đích mẫu, nên tấn tôn Hoàng thái hậu trước, còn Hựu Thiên Thuần hoàng hậu chỉ là Hoàng thái phi, chừng 8 năm sau đó thì mới chính thức đồng tôn với danh hiệu khác biệt là Khôn Nguyên Hoàng thái hậu và Khôn Nghi Hoàng thái hậu.
  • Hoàng đế từ dòng bên nhập tự: tức là Hoàng đế kế nhiệm có cha là hoàng tử, hoặc hoàng thân mà vốn là anh em trai của Hoàng đế tiền nhiệm.
Vào lúc này, Hoàng đế kế nhiệm có nhiệm vụ tôn Hoàng hậu (hoặc dưỡng mẫu phi) của Hoàng đế tiền nhiệm làm Hoàng thái hậu, chứng nhận việc "nhập tự", do đó về căn bản không thể tấn tôn cho mẹ đẻ vì Hoàng đế đã trở thành con của Hoàng đế tiền nhiệm về mặt pháp lý rồi. Điều này xảy ra rất nhiều, như Hán Tuyên Đế (nhận Hiếu Chiêu Thượng Quan hoàng hậu); Hán Ai Đế (nhận Triệu Phi Yến); Thanh Đức Tông (nhận Từ An Hoàng thái hậuTừ Hi Hoàng thái hậu); Nguyễn Cung TôngNguyễn Cảnh Tông (nhận Trang Ý Hoàng thái hậu).
  • Hoàng đế cùng vai vế với Tiên đế: tức là Hoàng đế kế vị có vai vế là anh/em trai hay thậm chí là chú/ bác với Hoàng đế tiền nhiệm.
Vào lúc này, Hoàng đế kế nhiệm sẽ dựa theo thứ bậc mà tấn tôn mẹ đẻ làm Hoàng thái hậu, còn vị Hoàng hậu của Tiên đế (nếu có) thì không thể tấn tôn làm Hoàng thái hậu mà được gia tôn thêm mỹ hiệu, được lấy từ thụy hiệu hay niên hiệu của Tiên đế (như Khai Bảo hoàng hậu nhà Tống), hay nơi vị Hoàng hậu ấy đang ở (như Khiêm hoàng hậu nhà Nguyễn), hoặc là 2 từ mỹ hiệu do đích thân Hoàng đế kế nhiệm thảo luận và tấn tôn (như Ý An hoàng hậu nhà Minh; Gia Thuận hoàng hậu nhà Thanh).

Tại Nhật Bản, thời Thiên hoàng Daigo trở về trước, danh hiệu Hoàng thái hậu thường nhất định chỉ dùng cho Hoàng hậu của Thiên Hoàng, hoặc là Chuẩn mẫu của Thiên Hoàng kế nhiệm (như Anh Chiếu Hoàng thái hậu, chuẩn mẫu của Thiên hoàng Minh Trị). Những mẹ sinh của Thiên Hoàng không phải là Hoàng hậu, hoặc chỉ là xuất thân bình dân thì đều chỉ có thể tấn tôn danh vị là 「Hoàng thái phi; 皇太妃」 và 「Hoàng thái phu nhân; 皇太夫人」.

Tuy nhiên, sau khi Thiên hoàng Daigo đăng vị, dưỡng mẫu của ông là Đằng Nguyên Ôn Tử (藤原温子) được nhậm Trung cung chức, tuy chỉ được tôn làm Hoàng thái phu nhân, nhưng thực chất địa vị của bà khi đó đã ngang với Hoàng thái hậu. Từ đó về sau, kể cả sinh mẫu của Thiên Hoàng vốn không phải Hoàng hậu khi trước cũng đều có thể trở thành Hoàng thái hậu. Dẫu vậy, hoàng thất Nhật Bản vẫn khắc khe với sinh mẫu của Thiên Hoàng ở địa vị thấp, thậm chí không thể tấn tôn mà chỉ dùng biệt đãi, như mẹ đẻ của Thiên hoàng Minh Trị là Tòng nhất vị Nakayama Yoshiko (中山慶子Trung Sơn Khánh Tử).

Trong hoàng thất Nhật Bản không chuộng định huy hiệu, nên khi xảy ra trường hợp cần phải đồng tôn thì luôn có những điểm dị thường để tránh trùng lặp. Ví dụ là thời kì Thiên hoàng Montoku, mẹ của ông Đằng Nguyên Thuận Tử (藤原順子) vốn là Hoàng hậu của Thiên hoàng Ninmyō và là Đế mẫu, hoàn toàn xứng đáng được tôn Hoàng thái hậu. Nhưng khi đó trong cung đã có Thái hoàng thái hậu Quất Gia Trí Tử (橘嘉智子) và Hoàng thái hậu Chính Tử Nội thân vương (正子內親王), nên Thuận Tử chỉ có thể được tôn làm Hoàng thái phu nhân. Sau khi Thái hoàng thái hậu Quất Gia Trí Tử qua đời, Thiên hoàng Montoku mới ở năm Tề Hành nguyên niên (854) tiến hành tấn tôn Hoàng thái hậu Chính Tử Nội thân vương làm Thái hoàng thái hậu, đưa mẹ đẻ Đằng Nguyên Thuận Tử chính thức nhận danh hiệu Hoàng thái hậu.

Lâm triều xưng chế

Xem thêm thông tin: Nhiếp chính

Khi Hoàng đế còn quá nhỏ tuổi, người mẹ của vị Hoàng đế ấy thường sẽ có quyền nhiếp chính trong một khoảng thời gian nhất định đến khi Hoàng đế đến tuổi trưởng thành. Hiện tượng mẹ của quân chủ nhiếp chính bắt đầu từ khi Tuyên Thái hậu Mị Bát Tử, sinh mẫu của Tần Chiêu Tương vương, người được tôn làm Thái hậu và tham gia triều chính, mở đầu hiện tượng Thái hậu chuyên quyền trong suốt chiều dài lịch sử các quốc gia Đông Á.

Sách Hậu Hán thư có bình rằng:

自古雖主幼時艱,王家多釁,必委成冢宰,簡求忠賢,未有專任婦人,斷割重器。唯秦羋太后(即宣太后)始攝政事,故穰侯權重於昭王,家富於嬴國。

.

Từ xưa khi các Vương còn nhỏ tuổi, cơ nghiệp vương thất gặp nguy, tất sẽ ủy thác cho Trủng tề, lại cầu danh hiền, chứ không có chuyện dựa dẫm vào đàn bà, có nguy cơ làm đứt đoạn giang sơn. Chỉ duy có Mị Thái hậu nước Tần, khơi mào cho chuyện nhiếp chính sự, khiến Nhương hầu (Ngụy Nhiễm) quyền ngang với Chiêu vương, thế lực áp đảo tại đất họ Doanh.

— Hậu Hán thư - Phạm Diệp

Sang thời nhà Hán, Lữ Thái hậu nhân lúc Hán Huệ Đế bạo bệnh băng hà, Hoàng đế Lưu Cung còn nhỏ mà tự mình chính thức lâm triều, ra chiếu chỉ tự xưng mình là 「Chế; 制」, mở đầu cho một hiện tượng mà các sử gia gọi là 「Lâm triều xưng chế; 临朝称制」 của các vị Hoàng thái hậu. Vào thời điểm đó, các Thái hậu có thể lên triều nghị chính một cách công khai như các vị Hoàng đế quân chủ.

惠帝崩,太子立为皇帝,年幼,太后临朝称制,大赦天下。

.

Huệ Đế băng, Thái tử tức vị Hoàng đế. Niên sơ, Thái hậu lâm triều xưng chế, đại xá thiên hạ.

— Hán thư - Cao hậu kỷ

Vốn dĩ, "Lâm triều" ý là xử lý quốc chính, tương đương Thiên tử lâm triều, còn "xưng chế" là tiến hành quyền quản lý quốc chính như Thiên tử. Trong Hậu Hán thư, cuốn thứ 3 - "Túc Tông Hiếu Chương hoàng đế bản kỷ", có ghi lại rằng:「"Đế thân xưng chế lâm quyết, như Hiếu Tuyên Cam Lộ Thạch Cừ cố sự, tác Bạch Hổ nghị tấu"; 帝親稱制臨決,如孝宣甘露石渠故事,作白虎議奏。」. Như vậy, "Lâm triều" tức là đăng vị giải quyết quốc sự, mà hậu phi cung tần vốn dĩ không có quyền tham chính, nếu như có quyền đó, thì tức là "xưng chế", hàm ý hành xử đều tương đương quyền lực của Hoàng đế.

Đến thời của Võ Tắc Thiên, bà ngồi sau một bức mành (Hán ngữ gọi "Liêm tử"; 帘子) để nghe triều thần nghị luận việc nước sau lưng Đường Cao Tông, thì mới khai sinh ra một khái niệm gọi là 「Thùy liêm; 垂帘」, có nghĩa là "Buông rèm", cho phép Hoàng hậu có thể ở sau Hoàng đế mà dự thính cùng thảo luận chính sự. Điều này có ghi trong Cựu Đường thư:

時帝風疹不能聽朝,政事皆決於天后。自誅上官儀後,上每視朝,天后垂簾於御座後,政事大小皆預聞之,內外稱為「二聖」。帝欲下詔令天后攝國政,中書侍郎郝處俊諫止之。

.

Khi vua (tức Đường Cao Tông) bị bệnh không thể nghe triều, chính sự toàn quyết do Thiên hậu (tức Võ Tắc Thiên). Từ khi giết Thượng Quan Nghi, mỗi lần coi triều, Thiên hậu đều buông rèm ngồi ở sau bảo tọa, chính sự lớn nhỏ đều nghe biết hết, đương thời xưng gọi 「Nhị Thánh」. Vua sau đó hạ chiếu lệnh Thiên hậu Nhiếp quốc chính, Trung thư Thị lang Hách Xử Tuấn ngăn cản.

— Cựu Đường thư - Cao Tông kỷ

Sang thời nhà Tống, đời Tống Nhân Tông, có Chương Hiến Lưu Thái hậu từng được di chiếu 「Quyền thủ phân Quân quốc sự; 權處分軍國事」, đứng đầu nhóm người được quyền quản lý chính sự. Vào lúc ấy, việc nhiếp chính này của Lưu Thái hậu tiến hành Thùy liêm ở Thừa Minh điện (承明殿), Hoàng đế ở bên Tả, Thái hậu ở bên Hữu, vẫn dùng việc [Thùy liêm] để giải quyết sự vụ[1][2]. Sang thời Tống Anh Tông, trong thời gian cai trị đầu tiên thì ông từng liên tiếp bạo bệnh, khi ấy Từ Thánh hậu từng ở sau mành mà nhiếp chính quốc gia trọng sự, đây là lúc chính thức ghi nhận việc Thái hậu tham chính bằng cách buông rèm là 「Thùy liêm thính chánh; 垂帘听政」. Việc này được sách Đông đô sự lược (東都事略) chép rất rõ:

英宗暴得疾,慈圣后垂帘听政。

.

Anh Tông bạo bệnh, Từ Thánh hậu thùy liêm thính chính.

— Đông đô sự lược

Từ đó, các đời Hoàng thái hậu hoặc Hoàng hậu, nữ quyến nhiếp chính đều ngồi sau bức mành nghe việc, làm cho cụm từ "Thùy liêm thính chánh" từ đó ám chỉ việc phụ nữ tham dự triều chính. Theo quy chế thời Bắc Tống, nghi thức của Thái hậu nhiếp chính đều tương tự Hoàng đế[3], Thái hậu hạ thánh chỉ thì tự xưng là 「; 予」, trên triều đường thì tự xưng 「Ngô; 吾」, mà không thể tự xưng từ chỉ chuyên dùng cho Hoàng đế là 「Trẫm; 朕」.

Nho gia Tuân Tử, đem nữ chủ, trá thần, tham lại xưng là 「Tam loạn; 三亂」[4], do đó ảnh hưởng đến cách nhìn nhận về sau của việc nữ chủ tham gia chính sự, điển hình là từ thời Nam Tống, đã lấy Tân Nho học của Chu Hi vốn chịu ảnh hưởng từ lý thuyết của Tuân Tử để phán ánh gay gắt việc nữ chủ lâm triều và độc bá triều cương. Các triều đại về sau dần hạn chế việc cho phép Thái hậu tham gia chính sự, khi các Hoàng đế còn nhỏ thì các hội đồng nhiếp chính lập ra đều có Thân vương và quan đại thần đứng đầu phụ chính, điển hình như chế độ của nhà Minhnhà Thanh.